Viết bài chuẩn SEO là một công việc không lạ lẫm gì với những người làm trong ngành SEO và Content. Nhưng để viết được content SEO tốt, bạn không chỉ cần nắm những kĩ thuật SEO mà bạn cần hiểu sâu hơn về Content chuẩn SEO và hệ thống hóa lại những điều quan trọng nhất trong quá trình bạn viết content SEO.
Quy trình các bước viết bài chuẩn SEO
1. Phân chia từ khóa
- Phân nhóm từ khóa bao gồm từ khóa chính và nhiều từ khóa phụ, mỗi nhóm sẽ là mỗi mong muốn hoặc nhiều mong muốn liên quan của người tìm kiếm
- Trong một nội dung mà người dùng mong muốn sẽ có một nhóm từ khóa (thiết kế nhà hà nội, thiết kế nhà tại hà nội, thiet ke nha ha noi,…)
- Tuy nhiên trong nhóm đấy cần phải có 1 từ khóa chính làm trọng tâm, thường từ khóa chỉnh sẽ có ít chữ nhất, có nhiều lượt tìm kiếm nhất.
- Còn lại sẽ là từ khóa phụ
- Mỗi từ nhóm từ khóa sẽ chỉ được viết đúng 1 bài
2. Chuẩn bị
- Hiểu doanh nghiệp, bạn phải thực sự hiểu doanh nghiệp mà bạn đang viết, DN có những điểm mạnh nào, khi đó mới dễ làm nổi bật thương hiệu vào bài viết được
- Hiểu khách hàng của ngành sản phẩm này họ như thế nào, hành vi ra sao, họ là người đọc, chỉ có hiểu được khách hàng thì content mới thu hút khách hàng được
- Tham khảo ít nhất 3-5 bài cùng nhóm nội dung
- Chuẩn bị hình ảnh + video trước
3. Cấu trúc bài viết
- Chuẩn bị trước toàn bộ thẻ heading (H1, H2 – H6), ở đây chúng ta sẽ lên bố cục bài viết trước
- Với bên SEODO thì chúng tôi có bộ phần brief bài, tức là bộ phận này sẽ nhận từ khóa của đội SEO và sẽ thực thi viết cấu trúc website bao gồm các thẻ và heading, từ đó đội content sẽ viết theo brief đấy.
4. Thực thi viết bài
- Checklist trong khi viết
- Checklist sau khi viết
5. Kiểm tra bài viết
- Sau khi thực thi thì cần kiểm tra lại bai viết, chúng ta cần kiếm tra checklist viết bài, lỗi chính ta, câu văn,….
12 Check List khi viết bài chuẩn SEO
1. Bài viết không copy
Yêu cầu đầu tiên luôn luôn là “NÓI KHÔNG VỚI COPY”
Google có thuật toán Google Panda để phạt những website copy, và chẳng ai biết Google Panda đánh giá nội dung copy là nội dung như thế nào cả.
Nếu đối thủ phát hiện mình Copy, đối thủ có thể Report DMCA để google phạt website chúng ta, hậu quả là bài viết sẽ tụt thứ hạng rất nhiều
Sử dụng Copy Scape Premium hoặc Lar để kiểm tra
Nguyên tắc: Được trùng lặp những cụm từ ngắn và chung chung (thiết kế nhà, thiết kế nội thất), còn trùng lặp những đoạn dài (> 8 chữ) thì phải xem xét và chỉnh sửa lại ngay.
2. Đoạn Sapo và cuối câu
- Sapo là đoạn 150 chữ đầu tiên của bài.
- Thông thường chúng ta viết đoạn này rất sơ sài và thiếu sự đầu tư cho đoạn sapo. Đoạn này sẽ ảnh hưởng tới khả năng đọc tiếp của người dùng (70% người dùng sẽ đọc tiếp nếu đoạn này ấn tượng, đánh trúng insight)
- Hãy phân tích nỗi đau và sự quan tâm của khách hàng trong nhóm từ khóa đang viết, để từ đấy thể hiện ngay vấn đề khách hàng đang quan tâm.
- Đoạn Sapo và 150 chữ cuối câu cần có chứa từ khóa
3. Title
- Chúng ta cần phân biệt được Title và Meta title nhé. Title là tiêu đề hiển thị bên trong mỗi bài viết, thường nó sẽ là heading 1 của bài viết đó.
- Tiêu đề không cần nhất thiết phải giống Meta Title, nhưng nên chứa từ khóa chính, phụ và phải hấp dẫn để thu hút người dùng đọc tiếp bài viết.
- Title phải ở đầu bài viết
- Chỉ có một heading 1 duy nhất
4. Meta Title
Meta Title là phần tiêu đề hiển thị ở Google Search. Nó có 1 số yêu cầu:
- 55 -> 65 ký tự (65 ký tự là giới hạn Google cho phép hiển thị)
- Từ khóa chính xuất hiện ở tiêu đề (ưu tiên các chữ trong từ khóa đứng gần nhau, ưu tiên từ khóa chính đứng đầu Meta Title)
- Meta Title phải là Unique với 10 đối thủ TOP 10 hiện tại
- Không lặp lại từ khóa chính 2 lần
- Bổ sung thêm những “chữ” khác trong từ khóa phụ vào (tại, ở, giá rẻ, uy tín,…)
- Có một vài chữ gây ấn tượng để tăng CTR cho website (đọc dưới bài viết)
Ví dụ 1 nhóm có từ khóa: “thiết kế nhà hà nội”, “thiết kế nhà đẹp tại hà nội”, thiết kế nhà uy tín hà nội”, từ khóa chính là “thiết kế nhà hà nội”
1 meta title ví dụ: “Thiết Kế Nhà Đẹp Tại Hà Nội Uy Tín”
Ở tiêu đề này, có chứa hết những chữ của từ khóa chính và từ khóa phụ, các chữ từ khóa chính có khoảng cách gần nhau để Google dễ hiểu từ khóa chính hơn. Có thêm những chữ của từ khóa phụ để Google hiểu luôn từ khóa phụ (cái này ưu tiên chứ không nhất thiết, có thể không cần đặt từ khóa phụ vào meta title vì độ dài giới hạn,..)
5. Meta Description
Meta Description là phần mô tả hiển thị ở Google Search. Nó có những yêu cầu:
- 150 -> 160 ký tự
- Từ khóa chính lặp lại không quá 2 lần
- Bổ sung hết tất cả chữ của từ khóa phụ (tại, ở, giá rẻ, uy tín,…)
6. Heading 2 – 6
- Ít nhất phải có 5 tiêu đề phụ trong 1 bài viết (ít nhất 2 heading 2)
- Sử dụng từ khóa vào heading 2-3 (Không Spam)
- Mỗi lần chèn từ khóa vào heading thì cần đọc lại để xem có spam không, nếu spam thì tìm cách chèn khác hoặc không chèn từ khóa nữa.
- H2, H3 cần to rõ hơn dòng text bình thường (độ to xếp hạng theo H1 -> H2 -> H3 -> H4 -> H5 -> Text bình thường)
- Bôi đậm thẻ H2, H3
7. Url thân thiện, ngắn gọn
- Url cần chứa từ khóa chính
- Url không quá dài (ngắn hơn 8 ký tự)
- Url tốt: domain.com/danh-muc/bai-viet hoặc domain.com/bai-viet
Thay vì: seodo.vn/kien-thuc-seo/huong-dan-viet-bai-chuan-seo-tu-a-z chuyển thành seodo.vn/kien-thuc-seo/viet-bai-seo
8. Mật độ từ khóa
- Phân bổ từ khóa chính và từ khóa phụ vào nội dung (mật độ từ khóa chính dưới 3%)
- Sử dụng từ đồng nghĩa, từ liên quan
Thay vì phân bổ từ khóa quá nhiều, chúng ta thay thế bớt bằng những từ khóa đồng nghĩa và liên quan.
Ví dụ: liên quan với “dịch vụ seo” có từ khóa đồng nghĩa và liên quan là “làm seo”, “seo web”, “seo từ khóa”, “seo website”
Muốn tìm những từ khóa liên quan và đồng nghĩa, có thể sử dụng những công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm thêm (Google Search Box, Keyword Tool.Io, Keyword Planner)
Một tip nhỏ là mật độ từ khóa nên cao hơn thị trường chung một ít
9. Bôi đậm, in nghiêng
- Bôi đậm, in nghiêng từ khóa chính, từ khóa phụ và những từ khóa khác
- Bôi đậm, in nghiêng những câu chữ là điểm nhấn của đoạn đó, điểm mà chúng ta muốn người dùng dễ thấy nhất
10. Hình ảnh
- Đổi tên ảnh trường khi upload lên website (tên ảnh không dấu, có chứa từ khóa)
- Alt ảnh tự nhiên, không spam từ khóa
- Caption ảnh chứ từ khóa, nhưng không nên spam
- Ảnh không có brand của thương hiệu khác
- Hình ảnh tải lên website có kích thước dưới 150kb
11. Sử dụng định dạng bộ gõ
- Đồng ý là bạn có thể tự sử dụng ký tự riêng mình, nhưng nếu như vậy Google sẽ khó đọc nội dung hơn
- Thay vì vậy bạn hãy dùng bộ gõ của website để thực hiện điều này, Google sẽ đọc mã html và hiểu được
- Sử dụng bộ gõ cũng giúp cho người dùng dễ đọc nội dung hơn.
12. Số lượng chữ
Đây là một yếu tố khá quan trọng trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên chúng ta không nên quá tập trung vào điều này mà quên đi khả năng thỏa mãn nhu cầu người dùng của bài viết.
Thông thường bài viết nên trên 1200 chữ, đối với chuyên mục thì thường là trên 2000 chữ
13. Sematic Keyword
Có nhiều cách để thêm sematic keyword vào bài viết nhưng cách tốt nhất là phải hiểu ngành, hiểu thị trường, hiểu sản phẩm. Tại sao những bài viết SEO của tôi có nhiều sematic keyword mà không cần công cụ nào hết, đó chính là ở kiến thức SEO của tôi. Nếu bạn không hiểu ngành bạn làm, rất khó để bạn viết tự nhiên ra được nhiều sematic keyword
Một số công cụ mà bạn có thể tìm kiếm Sematic keyword là Textrazor, Keywordtool.io hay Google Sugguest hay lấy từ đối thủ từ ahref
14. Strong Keyword
- Từ khóa khi bôi đậm nên sử dụng strong thay vì bold
15. Tối ưu mức độ dễ đọc
Bạn sẽ không cần quan tâm tới điều này nếu bài viết của bạn dễ đọc rồi. Tuy nhiên đây là 3 yếu tố mình cho là sẽ làm cho người dùng dễ đoc bài viết của bạn hơn.
- Mỗi đoạn tối đa 150 chữ
- Mỗi đoạn nên enter xuống dòng
- Mỗi Subheading tối đa 300 chữ
8 Check List sau khi viết bài
1. Sử dụng Internal Link
Tác dụng thứ nhất của internal link là điều hướng người dùng từ bài viết đang đọc tới một bài viết khác, cung cấp thêm nhiều giá trị mà người dùng mong muốn
Tác dụng thứ 2 của internal link là truyển link juice cho url khác, trong trường hợp này, internal link có tác dụng giống với backlink từ website khác vào
Mỗi bài cần có số lượng Internal Link:
- Ít nhất 2 internal link cho bài viết 600-800 từ
- Ít nhất 4 internal link cho bài 800-1500 từ
- Ít nhất 6 internal link cho bài trên 1500 từ
Từ đó chúng ta có một số cách đặt internal link
- Đặt internal link trong đoạn text. Với internal link này, để người dùng click vào là khá khó, vì vậy mục đích chính của nó là truyền link juice về cho url đó. Đặt internal link vào anchor text từ khóa và từ khóa liên quan.
- Đặt Internlink trong những câu CTA (Call to action)
CTA là những đoạn kêu gọi người dùng tạo ra một hành động nào đó (click vào trang khác, gọi điện, điền form,…). Trong trường hợp này CTA sẽ có mục đích là kêu gọi người đọc click vào internal link để đến với một nội dung hữu ích khác.
Đặt internal link vào anchor text từ khóa và từ khóa liên quan sẽ gia tăng hiệu quả cho bạn hơn.
Có 4 cách để áp dụng hình thức này:
- Đem lại giá trị cho người dùng, có thể khả khuyến mãi, giá rẻ, tốt nhất,…: -> Xem ngay 30 mẫu đồng hồ nam tại Awatch đang được giảm giá 50% chỉ trong tháng 4
- Cảnh báo người dùng, từ một hiện tường không tốt nào đó, hãy kéo khách hàng truy cập vào trang mới: -> Hiện nay đang có tình trạnh đồng hồ nhái quá nhiều, hãy tìm hiểu về đồng hồ nam chính hãng để không phải gặp những chiếc đồng hồ nhái đấy.
- Đánh vào cảm xúc, giật tít: -> Xem ngay 30 mẫu đồng hồ nam hứa hẹn sẽ làm mưa làm gió trong năm 2020
- Gia tăng niềm tin, từ những lợi thế cạnh tranh của DN để mang lại niềm tin cho khách hàng, thu hút họ click trang mới: -> Xem ngay 30 mẫu đồng hồ nam độc nhất vô nhị đến từ công ty có hệ thống cửa hàng đồng hồ lớn nhất Việt Nam
2. Sử dụng External Link
External link có tác dụng giúp cho người dùng có thêm nhiều nguồn tham khảo tốt.
- Cần chèn External Link đến những website có thẩm quyền, uy tín trong ngành (youtube, wiki,…)
- Cần chèn External Link đến những bài viết hay page khác liên quan
- Đối với External Link ra website khác thì nên đặt rel=”nofollow”, mở bằng tab mới
3. Sự phân bổ từ khóa
- Từ khóa nên có sự phân bổ đều trên toàn bài viết
- Bạn có thể kiểm tra bằng add on SEOQUAKE, vào phần density để xem
4. Tạo Internal Link từ bài viết cũ
Tìm những bài viết cũ (5 bài), trỏ link từ bài cũ đấy tới bài đang viết.
5. Kiểm tra chính tả
Lỗi không thể có trong bài content.
6. Share lên mạng xã hội và Bookmark
Khi bài viết được công khai, cần chia sẻ bài viết lên hệ thống social để gia tăng tín hiệu và traffic cho bài viết.
7. Mục lục bài viết
Mục lục là một yếu tố quan trọng trong một bài viết content chuẩn SEO. Hiện có nhiều plugin hỗ trợ tạo mục lục, seodo.vn hiện đang dùng plugin trả phí tocs.
8. Schema
Dưới đây là checklist tiêu đề mà mình thường xuyên sử dụng
- Title phải phù hợp với nội dung từ khóa, thỏa mãn mong muốn của người dùng
- Concept độc nhất, không xào nấu title đối thủ
- Chứa từ khóa
- Có lời kêu gọi hành đồng
- Có chứa thương hiệu
- Có những thông tin có lợi cho khách hàng (giảm giá nếu có)
- Sử dụng kí tự đặc biệt hoặc con số để tăng thu hút
- 3-5 chữ đầu cần có từ khóa
- Sử dụng khuyến mãi cụ thể
- Cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh hoặc sự khác biệt
Trên đây là toàn bộ công thức viết bài chuẩn SEO mà Đại Phúc Media đang áp dụng vào dự án khách hàng và nội bộ. Chúc các bạn áp dụng thành công và tạo ra nhiều hiệu quả.